Những chương trình Anti-Virus (AV) về cơ bản cũng có thể phát hiện được mã độc, thường các chương trình AV dựa trên có sẵn hoặc dựa vào so sánh mẫu (heurictic). Tuy nhiên các kỹ thuật này có thể bị vượt qua bằng các biến thể được thiết kế đặc biệt hơn. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện các tiến trình độc hại, người dùng cũng có thể kết hợp thêm những công cụ hỗ trợ, điển hình như Process Explorer.
Process Explorer được biết đến là một trình quản lý tác vụ rất hữu ích trong việc theo dõi, kiểm tra những ứng dụng, dịch vụ, các tiến trình đang hoạt động và tổng quan thông tin về hệ thống. Đồng thời, với công cụ này người dùng cũng có thể gỡ rối các chương trình hoặc kịp thời phát hiện mã độc nào đang chạy và ngăn chặn. Đặc biệt, từ phiên bản 15 trở đi, Process Explorer đã được tích hợp công cụ VirusTotal để giúp người dùng có thể xác định những tập tin hay đường dẫn (URL) có chứa mã độc hại nào hay không.
Đây là một công cụ rất dễ dàng để cài đặt, người dùng sẽ không cần mất nhiều thời gian để thao tác, cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tiến hành tải Process Explorer theo đường dẫn: //download.sysinternals.com/files/ ProcessExplorer.zip, tiếp đó tiến hành giải nén. Khi giải nén xong sẽ có 2 phiên bản: Procexp.exe - dành cho Windows 32 bit và Procexp64.exe - dành cho 64 bit để phù hợp với phiên bản máy tính của từng người dùng.
Bước 2: Sau khi chọn phiên bản và cài đặt, người dùng chọn vào Agree để đồng ý với các điều khoản và tiến hành mở công cụ Process Explorer lên (Hình 1).
Hình 1. Chọn các điều khoản đồng ý và mở công cụ
Bước 3: Trên trang chủ giao diện, ở góc trên cùng bên trái chọn Option > chọn Verify Image Signatures và bật tính năng Check VirusTotal.com của VirusTotal.com.
Hình 2. Bật tùy chọn Verify và Check VirusTotal.com
Với tính năng Verify Image Signatures của Process Explorer sẽ giúp người dùng xác minh rằng tệp đã được ký bởi Microsoft. Vì Microsoft sử dụng cho hầu hết các tệp tin thực thi, khi đó phần mềm sẽ phân tích và xác nhận rằng tệp tin đã được ký số và hợp lệ, lúc này người dùng có thể yên tâm về tính an toàn của nó.
Trong khi đó, tính năng VirusTotal sẽ giúp kiểm tra về các kết quả quét mã độc dựa vào cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn chương trình AV nổi tiếng khác nhau trên thế giới, khi kết hợp với tùy chọn Verify Image Signatures có thể đưa ra những đánh giá chung về những tệp tin nào là an toàn, tệp nào là độc hại.
Cụ thể các bước để sử dụng 2 tính năng này trong việc phát hiện và kiểm tra mã độc được thực hiện như sau:
Bước 1: Trên giao diện chính của Process Explorer người dùng quan sát cột Verify Signatures. Nếu máy tính người dùng bình thường thì thông tin ở cột này sẽ là “Verified”, tức là các ứng dụng và tiến trình trên mày tính đã được ký số và xác thực, có thể là an toàn.
Hình 3. Kiểm tra Verifed Signer cho thấy đã được xác thực
Ngược lại, với thông tin “No signature was present in the subject” hay ứng dụng không được xác thực, có khả năng là mã độc. Tuy nhiên, đây chỉ là một dấu hiệu và chưa đủ để khẳng định rằng tiến trình đã an toàn hay chưa. Vì vậy, người dùng cần kết hợp với VirusTotal trong Bước 2 dưới đây.
Bước 2: Người dùng xem các dấu hiệu ở cột VirusTotal. Nếu trường hợp cho kết quả màu xanh, ví dụ như Hình 4 cho thấy rằng có 71 trình AV được sử dụng và sau khi dò quét đã không phát hiện tiến trình độc hại nào. Trong khi đó, nếu xuất hiện cảnh báo màu đỏ, ví dụ như (x/71) thì có thể là mã độc.
Hình 4. Kiểm tra cột VirusTotal với dấu hiệu an toàn
Lưu ý: Nếu như một số tiến trình cũng có cảnh báo màu đỏ, tuy nhiên giá trị “x” rất thấp, ví dụ như 1 hoặc 2 (sẽ có 1 hoặc 2 trình AV phát hiện tiến trình độc hại). Lúc này người dùng cần kiểm tra kỹ các thông tin trên VirusTotal và kết hợp thông tin về tiến trình đó có được xác thực ký số hay không (Bước 1), cũng như các thông tin khác để đưa ra kết quả, vì rất có thể những trường hợp này là cảnh báo sai.
Hình 5. Trường hợp chưa rõ ràng để kết luận
Bước 3: Với một số trường hợp công cụ không kiểm tra được hoặc muốn kiểm tra lại, người dùng kích đúp chuột vào tiến trình đó, chọn Submit để các chương trình AV dò quét lần nữa.
Hình 6. Dò quét kiểm tra lại
Khi người dùng đã xác định tiến trình độc hại, thực hiện các bước sau để gỡ bỏ mã độc trên hệ thống:
Bước 1: Kích chuột phải vào tiến trình độc hại, chọn Kill Process để tắt tiến trình đó.
Hình 7. Tắt tiến trình độc hại
Bước 2: Tiếp tục kích phải chuột vào tiến trình, chọn Properties. Sau đó, vào tab Image để tìm kiếm vị trí tệp thực thi khởi chạy tiến trình độc hại và các giá trị registry mã độc đã khởi tạo:
- Path: Vị trí tệp thực thi khởi chạy tiến trình độc hại.
- AutoStart Location: Vị trí các registry được mã độc khởi tạo để khởi động cùng với hệ thống.
Hình 8. Xác định vị trí khởi chạy tiến trình độc hại và registry mã độc khởi tạo
Bước 3: Người dùng thực hiện tìm đến các tệp thực thi và key registry tìm được ở Bước 2 để thực hiện xóa bỏ.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng công cụ phát hiện mã độc Process Explorer trong việc phát hiện và ngăn chặn mã độc. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc trang bị thêm một số kiến thức cơ bản để có thể chủ động xử lý trong những trường hợp tương tự.
Hồng Đạt
18:00 | 16/08/2022
12:00 | 12/08/2022
17:00 | 20/06/2022
09:00 | 18/07/2024
Mới đây, Bộ Công an đã thông tin về tình trạng tin nhắn tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) giả mạo phần lớn xuất phát từ việc các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
09:00 | 13/06/2024
Trong phạm vi của bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung xoay quanh các vấn đề về sự tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với hậu quả khi chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh mà nó mang tới. Cũng như chúng tôi đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách bảo vệ các nội dung do AI tạo ra tuân thủ pháp luật và bảo vệ người dùng.
10:00 | 20/05/2024
Công nghệ Blockchain hiện nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng trên toàn thế giới, với nhiều nền tảng có thể kể đến như Bitcoin, Etherum, Solana, Polygon…. Bài báo này tập trung trình bày về các công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, tiến hành so sánh, đánh giá đặc điểm của những công nghệ này và đưa ra các lưu ý khi sử dụng trong thực tế.
08:00 | 15/03/2024
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024