Việc rò rỉ thông tin cá nhân có thể xảy ra với bất kỳ ai, việc xóa mọi dấu vết trên Internet nhằm ngăn chặn thu thập thông tin là điều không thể, tuy nhiên có nhiều cách để hạn chế việc để lại dấu vết trực tuyến, đồng nghĩa giảm nguy cơ lộ, lọt dữ liệu cá nhân. Duới đây là các bước thực hiện khi người dùng muốn xóa thông tin cá nhân bị công khai hoặc những tài khoản không còn nhu cầu sử dụng.
Xóa tài khoản mua sắm, mạng xã hội và dịch vụ web không còn nhu cầu sử dụng
Để xóa những thông tin này, người dùng cần liệt kê những mạng xã hội, diễn đàn từng tham gia, hay các trang web có chứa hồ sơ cá nhân của mình. Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Linkedln, Instagram, người dùng cần lưu tâm tới các tài khoản tại các trang web như Tumblr, Google+, Reddit…. Các trang mua sắm như Amazon, Gap.Com, Macys.com cũng nắm giữ nhiều thông tin quan trọng. Với mỗi tài khoản, người dùng sẽ cần đăng nhập rồi tìm đến mục xóa tài khoản. Nếu vì lý do nào đó mà tác vụ này không thể thực hiện, người dùng nên thay đổi thông tin gốc.
Xóa thông tin khỏi các trang web thu thập dữ liệu
Hiện nay, có rất nhiều công ty chuyên thu thập thông tin người dùng. Họ được gọi là những người kinh doanh dữ liệu, như Spokeo, Whitepages.com hay PeopleFinder… Các công ty này có công cụ để thu thập mọi thông tin mà người dùng đưa ra trên môi trường trực tuyến, sau đó bán lại cho bên thứ ba, chủ yếu phục vụ cho mục đích quảng cáo hướng đối tượng.
Để xóa các thông tin này, người dùng có thể tìm kiếm tên mình trên các trang web này rồi yêu cầu gỡ bỏ thông tin. Đôi lúc, các trang web này sẽ gây khó dễ bằng những thủ tục phức tạp. Nếu như vậy, người dùng có thể thử các dịch vụ chuyên nghiệp bên thứ ba như DeleteMe của Abine.com hoặc công cụ miễn phí Deseat.me. Các thông tin sẽ được xóa sạch sẽ và đảm bảo người dùng sẽ không bị thu thập thông tin sau đó.
Xóa thông tin cá nhân từ một trang web cụ thể
Để xóa thông tin từ một trang web cụ thể, đầu tiên, người dùng cần tìm kiếm trên mạng với số điện thoại cá nhân, email và họ tên để xem thông tin của mình có được lưu trữ ở đâu không. Ngoài ra, cần tìm các bài đăng trên diễn đàn hoặc blog đã từng tham gia, rồi liên hệ với quản trị viên nhờ gỡ bài.
Thông tin của người sở hữu trang web có thể ở phần “Giới thiệu” và “Liên lạc” trên trang chủ. Người dùng có thể kiểm tra người sở hữu trang web với công cụ Whois.com hoặc liên hệ với đơn vị cung cấp tên miền. Khi gửi yêu cầu, người dùng nên sử dụng lời lẽ lịch sự và nêu rõ lý do muốn gỡ bài.
Sử dụng quyền riêng tư để gửi yêu cầu tới Google
Với các bài viết chứa thông tin cá nhân như số tài khoản ngân hàng, chứng minh nhân dân… mà người sở hữu trang web không hợp tác để xóa, người dùng có thể gửi yêu cầu pháp lý tới Google để nhờ xóa địa chỉ bài đó. Quá trình gỡ bỏ có thể mất nhiều thời gian và chưa chắc sẽ được Google đồng ý, tuy nhiên đây cũng là một biện pháp người dùng nên thử.
Gửi yêu cầu tới Google để xóa đường dẫn tới một trang web chứa thông tin cá nhân
Dù bài viết hay địa chỉ tới trang web đã bị gỡ bỏ, nhưng vẫn có thể tìm kiếm chúng trên các công cụ tìm kiếm. Đó là vì phiên bản cũ của trang web được lưu trong bộ nhớ cache của máy chủ tìm kiếm. Trong trường hợp này, đối với công cụ Google, người dùng nên nhờ quản trị trang web sử dụng tính năng “Xóa URL” trong công cụ Google Search Console để xóa chỉ mục bài viết đó.
Sử dụng công cụ Google Search Console để xóa URL khỏi bộ nhớ cache Google
Xóa tài khoản email
Email của người dùng là thứ mà các công ty thu thập thông tin luôn muốn thâu tóm, vì thế bước cuối cùng trong quá trình xóa bỏ các thông tin cá nhân bị công khai là hủy bỏ những email không còn nhu cầu sử dụng. Tùy từng dịch vụ, các bước xóa tài khoản sẽ khác nhau. Người dùng có thể đăng nhập email và tìm mục xóa tài khoản.
Lưu ý, quá trình gỡ bỏ thông tin cá nhân khỏi Internet có thể cần tới email, vì thế người dùng nên thực hiện cuối cùng thao tác này. Đặc biệt, việc xóa những thông tin cá nhân không thể hoàn tất ngay và một số thứ không thể xóa vĩnh viễn khỏi Internet.
T.U
08:00 | 15/02/2019
09:00 | 13/06/2019
10:00 | 07/08/2019
13:00 | 02/08/2022
12:00 | 23/09/2022
09:00 | 12/02/2019
20:00 | 04/02/2019
14:00 | 12/08/2019
16:00 | 23/09/2024
Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu là văn bản pháp lý quan trọng, hình mẫu cho các nước, khu vực khác trong việc bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên, việc tuân thủ GDPR sẽ đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư kinh phí bổ sung, tăng cường nhân lực dành cho xử lý dữ liệu. Dưới đây là hướng dẫn 12 bước triển khai GDPR cho tổ chức do Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu công bố.
14:00 | 11/09/2024
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
14:00 | 23/05/2024
Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
14:00 | 04/03/2024
Ngày nay, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có xu hướng tích hợp và tự động hóa, trong đó các giao dịch số là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, các tấn công lên thiết bị phần cứng, đặc biệt là các thiết bị bảo mật có thể kéo theo những tổn thất to lớn như: lộ thông tin cá nhân, bị truy cập trái phép hoặc đánh cắp tài khoản ngân hàng,… So với các loại tấn công khác, tấn công kênh kề hiện đang có nhiều khả năng vượt trội. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày sơ lược về kết quả thực hành tấn công kênh kề lên mã khối Kalyna trên hệ thống Analyzr của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công thành công và khôi phục đúng 15 byte khóa trên tổng số 16 byte khóa của thuật toán Kalyna cài đặt trên bo mạch Nucleo 64.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Triết lý an ninh mạng Zero Trust đặt ra nguyên tắc không có bất kỳ người dùng nào trong hoặc ngoài hệ thống mạng đủ tin tưởng mà không cần thông qua sự kiểm tra chặt chẽ về danh tính. Để triển khai Zero Trust hiệu quả, cần áp dụng các giải pháp công nghệ mạnh mẽ. Bài báo này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về Zero Trust.
10:00 | 25/10/2024