Internet mở ra kỷ nguyên trao đổi thông tin nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi
Khi các dịch vụ Internet phát triển, đặc biệt là sự xuất hiện các mạng xã hội và các thiết bị di động thông minh, con người tương tác đa chiều hơn, phản ánh sinh động hơn, tức thời hơn mọi mặt đời sống. Từ quá trình này, con người thể hiện đa dạng đời sống và các quan hệ xã hội trên Internet, biến Internet thành không gian xã hội, hay không gian mạng, nơi có thể thực hiện các hành vi mang bản chất xã hội của mình, như giao tiếp, lao động, sáng tạo, học tập, sản xuất, tiêu dùng, vui chơi, giải trí… Trong không gian không biên giới đó, con người không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Không gian mạng được xem như một phần lãnh thổ quốc gia, là phạm vi không giới hạn, trong đó vật thể và sự kiện có khoảng cách và vị trí tương đối. Sự ra đời của Internet hình thành nên một thế giới ảo đan xen với thế giới thực, tạo tương tác tối đa trong mọi mối quan hệ xã hội.
Tầm ảnh hưởng của không gian mạng đã vượt xa ý nghĩa ban đầu của Internet là phục vụ quân sự, trở thành nguyên nhân, động lực, môi trường, chất xúc tác cho hàng loạt các thay đổi căn bản trên các mặt đời sống xã hội loài người.
Trong lĩnh vực quân sự, nguyên nhân của sự khởi đầu Internet, có những thay đổi căn bản với sự xuất hiện của miền tác chiến mới – tác chiến không gian mạng, đi kèm là các học thuyết chiến tranh mới, các phương thức tác chiến mới. Không gian mạng không chỉ tạo nên những thay đổi trong lĩnh vực quân sự truyền thống, mà giờ đây nó còn tạo ra những nền quân sự trên không gian mạng với các vũ khí số phi sát thương, nhưng có khả năng tác chiến cao, được giới chức quân sự Mỹ ví như vũ khí hạt nhân.
Từ góc nhìn của mỗi quốc gia, lợi ích to lớn và các tác động đa chiều của không gian mạng làm xuất hiện các vấn đề an ninh quốc gia mới, đặt mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế trước những lựa chọn phức tạp, giữa cân bằng lợi ích và chủ quyền, giữa nhu cầu phát triển và nhu cầu bảo vệ, giữa hợp tác và cạnh tranh… Từ đây, hàng loạt vấn đề phức tạp mới đặt ra, như lãnh thổ mạng, chủ quyền mạng, biên giới mạng, cửa khẩu mạng, biên phòng mạng, an ninh mạng, chiến tranh mạng, tình báo mạng hay khủng bố mạng… Căng thẳng và thỏa hiệp giữa các quốc gia, các nhóm lợi ích, các thỏa thuận nhằm xác lập và cân bằng lợi ích giữa các nước lớn cũng không nằm ngoài các tác động này. Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu bởi không gian mạng là không gian mở, không phụ thuộc biên giới địa lý quốc gia.
Internet và những thách thức gần đây trên thế giới
Lợi ích quốc gia trên không gian mạng là sự toàn vẹn lãnh thổ không gian mạng, sự bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và môi trường không gian mạng không gây phương hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính sách của không ít quốc gia đang tạo ra cuộc “chạy đua vũ trang” trong việc phát triển vũ khí mạng, chiến binh mạng hay thúc đẩy các khuynh hướng “tự do”, cực đoan trên không gian mạng nhằm phục vụ lợi ích chính trị của mình. Chính sách khai thác tính mở của không gian mạng để thúc đẩy các khuynh hướng tự do vô chính phủ, ly khai của một số quốc gia. Đây là điều đã xảy ra tại Ai cập, Syria và một loạt các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi, Ukraina, Venezuela.
Sự bất ổn chính trị trong thập kỷ qua trên thế giới cho thấy, cuối năm 2010, đầu năm 2011, bắt nguồn từ hình ảnh người thanh niên Mohamed Bouazizi ở Tunisia tự thiêu để phản đối cảnh sát và những lời kêu gọi xuống đường biểu tình lan truyền trên các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Youtube…) cùng với sự công hưởng của những bất ổn nội tại đã dẫn đến các cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố, kết quả là sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Ben Ali sau 23 năm nắm quyền lãnh đạo. Nhưng không dừng lại, làn sóng chống chính quyền tiếp tục lan truyền qua Internet sang hàng loạt các nước Trung Đông – Bắc Phi như Ai Cập, Syria, Yemen, Bahraihn, Algeria, Jordan, Moritani, Bangladesh, Bolivia, Cyrus, Gabong, Iran… để lại nhiều hệ quả chính trị - xã hội nặng nề, mặc dù được báo chí phương Tây gọi là “Mùa xuân Ả Rập”. Rất dễ nhận thấy trong sự kiện này vai trò của Internet, thậm chí tại Ai Cập, Tổng thống Mubarak với 30 năm nắm quyền đã ra lệnh cắt Internet và sóng điện thoại di động nhưng vẫn không kịp ngăn chặn biểu tình và bị lật đổ chỉ sau 18 ngày kể từ lời kêu gọi đầu tiên phát đi trên mạng xã hội Facebook.
Điều đáng nói là cách thức tổ chức biểu tình qua Internet đã xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả tại Mỹ và phương Tây. Điển hình là bạo động tại Anh vào tháng 8/2011 mà Thủ tướng David Carmeron miêu tả sau đó là “Mọi người có thể bị sốc khi chứng kiến cách các cuộc bạo loạn được tổ chức bằng các phương tiện truyền thông xã hội”, hay phong trào “Chiếm phố Wall” tại Mỹ lan ra hơn 1500 thành phố trên thế giới chỉ sau 01 tháng và nó cũng đã được lặp lại tại Hồng Kông. Các diễn biến này một lần nữa cho thấy sức mạnh lan tỏa cực nhanh, không biên giới của Internet và càng nguy hiểm hơn nếu đứng sau là âm mưu của những quốc gia, tổ chức có tiềm lực khoa học – công nghệ.
Gần đây nhất, cuộc khủng hoảng “Áo vàng” tại Thủ đô Paris nước Pháp cuối năm 2018 là một trong những sự kiện biểu tình gây chấn động thế giới. Một trong những nguyên nhân chính của cuộc biểu tình cũng từ hiệu ứng và sức lan tỏa khủng khiếp trong các mạng xã hội và truyền thông trên Internet. Xuất phát từ việc cô Priscilla Ludosky, 32 tuổi, sống ở vùng ngoại ô Paris Seine-et-Marne, tung đơn kiến nghị lên mạng xã hội Facebook về việc tăng thuế xăng dầu. Ban đầu không ai quan tâm tới điều này, tuy nhiên từ thông tin được đăng này, phóng viên báo địa phương La République de Seine-et-Marne đã viết bài viết về vấn đề này, sau đó là sự chia sẻ thông tin của các báo và trang mạng xã hội khác đã dẫn tới hiệu ứng “quả cầu tuyết”, vài ngày sau đó, số người ký đơn kiến nghị chống tăng thuế xăng dầu tăng từ 10.000 người lên thành 200.000 người và cuộc biểu tình trên quy mô lớn lần đầu tiên tại Thủ đô Paris nước Pháp đã diễn ra gây hậu quả nghiêm trọng.
Với đặc tính lan tỏa nhanh, Internet là môi trường và cũng là phương tiện có thể phát tán thông tin, mở rộng phạm vi tác động nhanh nhất, vượt qua các rào cản ngôn ngữ, khoảng cách địa lý và các nỗ lực ngăn chặn, gây hiệu ứng và tác động trên diện rộng hơn bất cứ hình thức tuyên truyền nào khác.
Chiến lược quản lý Internet của các quốc gia trên thế giới
Các quốc gia đều có nhận thức về nguy cơ đến từ Internet khá tương đồng. Nếu Mỹ xem “Internet hiện giờ trở thành vũ khí hủy duyệt hàng loạt” [2] thì Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, “Trong điều kiện hiện nay, ‘sức sát thương’ của các cuộc tấn công thông tin có thể cao hơn bất kỳ loại vũ khí thông thường nào” [1]. Còn với Trung Quốc, “Việc kiểm soát thông tin và các hệ thống thông tin của đối phương sẽ là chìa khóa thành công trong mọi cuộc chiến”.
Trung Quốc được biết đến là quốc gia quản lý Internet nghiêm ngặt. Nước này đã ban hành hơn 60 văn bản về quản lý Internet, trong đó có Pháp lệnh bảo vệ an ninh của các hệ thống thông tin (tháng 2/1994), Chỉ thị số 292 (tháng 9/2000) quy định về giới hạn đối với các nhà cung cấp nội dung trên Internet, Chính sách quản lý mạng trực tuyến (tháng 12/2012) quy định các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chủ động, lập tức ghi nhận, ngăn chặn việc truyền tải thông tin vi phạm pháp luật.
Hình 1: “Vạn lý tường lửa” của Trung Quốc trên biên giới mạng
Từ năm 1998, Trung Quốc triển khai dự án “Giáp vàng” nhằm thiết lập hệ thống “Vạn lý tường lửa” gồm nhiều tường lửa đặt tại các cửa ngõ kết nối ra nước ngoài, cho phép kiểm duyệt toàn bộ hoạt động truy cập Internet một cách toàn diện.
Cũng như Trung Quốc, Nga gần đây đã có nhiều động thái xây dựng các chiến lược quản lý Internet nhằm phòng chống các mối đe dọa từ bên ngoài. Tại diễn đàn an ninh mạng đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc vào tháng 4/2016, các quan chức của hai bên đã gặp nhau tại Moscow để thảo luận.
Tháng 7/2016, Nga đưa ra luật Yarovaya về chống khủng bố, trong đó có nhiều điểm về kiểm soát mạng truyền thông, Internet trong việc lợi dụng mạng truyền thông xã hội để tuyên truyền, lôi kéo, xuyên tạc, chống phá [3].
Tháng 11/2016, truyền thông Nga đưa tin về việc hợp tác với Trung Quốc xây dựng hệ thống “Mạng lưới đỏ” (Red Web) trên cơ sở tích hợp những tính năng của hệ thống “Vạn lý tường lửa” của Trung Quốc [4].
Gần đây nhất vào tháng 2/2019, Nga cân nhắc kế hoạch tạm ngắt hệ thống mạng trong nước khỏi mạng toàn cầu Internet để đánh giá năng lực phòng thủ mạng của mình trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài. Đây là một phần của dự thảo Chương trình Quốc gia về Kinh tế số, còn được gọi là Dự luật về mạng Internet tự chủ Runet đã được Hạ viện Nga thông qua vào tháng 2 vừa qua. Dự thảo Chương trình Quốc gia về Kinh tế số yêu cầu các nhà cung cấp mạng Internet của Nga phải đảm bảo rằng họ có thể hoạt động độc lập trong trường hợp bị những quốc gia khác cô lập [5].
Hình 2: Dự luật về quản lý Internet ở Nga
Cơ quan quản lý viễn thông của Nga sẽ giám sát Runet để ngăn chặn các nội dung bị cấm và đảm bảo rằng những dữ liệu được truyền tải giữa người dùng Internet ở Nga sẽ chỉ lưu chuyển trong nước Nga, không bị điều hướng đến các máy chủ ở nước ngoài, nơi chúng có thể bị can thiệp. Hệ thống mạng này có công cụ tìm kiếm riêng, có thể giúp Nga ngắt kết nối Internet nếu cần thiết.
Internet và thế giới ngầm thông qua các kênh được mã hóa
Nếu như trước đây các giao thức truyền thông như HTTP, FTP, SMTP… đơn giản là để phục vụ truyền tải các gói tin, thì việc phân tích, kiểm soát nội dung trên Internet được thực hiện một cách đơn giản. Tuy nhiên, với mục tiêu bảo mật các thông tin nhạy cảm trong quá trình truyền trên internet như, thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, thông tin đăng nhập… các giao thức truyền thông có mã hóa đã được xây dựng và thay thế như HTTPS, SSL/TLS… nhằm chống lại việc bên thứ 3 xâm nhập, đánh cắp hay chỉnh sửa thông tin người dùng.
Các giao thức mã hóa đem lại nhiều ưu việt để bảo vệ người dùng, song chính nó cũng phát sinh nhiều nguy cơ tiềm tàng về các mối đe dọa an ninh, chính trị. Các thế lực, cũng như các tổ chức tội phạm đã lợi dụng việc mã hóa xây dựng các kênh truyền thông ngầm có mã hóa để trao đổi giao dịch tín dụng đen, buôn bán ma túy, trao đổi tiền ảo, mua bán vũ khí, tổ chức các hoạt động khủng bố, tổ chức các hoạt động chống phá chính quyền nhà nước…. Trên Internet hiện này, hầu hết các mạng truyền thông xã hội, các trang web như Youtube, Google, Facebook, Twiter, Telegram… đều dùng các giao thức mã hóa HTTPS để bảo mật. Đây là một vấn đề cấp bách trong việc quản lý nội dung truyền thông Internet cần được quan tâm cả về chính sách cũng như giải pháp kỹ thuật.
Ví dụ cụ thể về kênh mạng xã hội và nhắn tin Telegram [6]. Với việc hứa hẹn bảo vệ người dùng khỏi sự giám sát của các dịch vụ tình báo, Telegram đã trở thành một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất trên thế giới. Việc cung cấp một nền tảng cho phép người dùng né tránh sự giám sát đã mang đến nhiều vấn đề riêng cho Telegram. Trong những năm gần đây, tổ chức IS đã sử dụng Telegram để tổ chức các âm mưu khủng bố, tuyên truyền và yêu cầu bồi thường trách nhiệm đối với các cuộc tấn công. Với lý do an ninh quốc gia, chính phủ Iran và Nga đang nỗ lực quản lý ứng dụng Telegram. Người sáng lập Telegram, Pavel Durov là người Nga, hiện đang sống lưu vong. Cách đây không lâu, ông được xem là Mark Zuckerberg của nước Nga. Ở tuổi 33, Durov đã tạo ra một trang mạng xã hội có tên VKontakte vào năm 2006, khi Nga vẫn còn là một thiên đường tự do phát triển web. Durov đã bán VKontakte, trang mạng xã hội có giao diện giống Facebook, và rời bỏ đất nước với 300 triệu USD trong túi vào năm 2014. Khi ra nước ngoài, ông tạo ra Telegram với hy vọng sẽ cung cấp dịch vụ cho những người lo ngại về vấn đề bảo mật khi nhắn tin.
Internet và những nguy cơ tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, hoạt động phá hoại tư tưởng đang được các thế lực thù địch, phản động triển khai quyết liệt qua Internet theo hai hướng chủ yếu:
Một là, sử dụng sức mạnh của Internet để truyền bá quan điểm, tư tưởng, giá trị phương Tây, lối sống tự do, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chúng tập trung xuyên tạc, phản bác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực trạng kinh tế - xã hội, tình hình chính trị nội bộ, bôi nhọ uy tín cá nhân… với cách thể hiện đa dạng, trực quan hơn, tận dụng sự lan tỏa, cộng hưởng của không gian mạng. Đặc biệt là sự tương tác của các mạng xã hội với sự tham gia chủ yếu của giới trẻ cùng nhiều thành phần trong xã hội đang làm cho những luận điệu chống Nhà nước ngày càng trở nên tinh vi, nguy hiểm, trực diện, ảnh hưởng rộng hơn, tác động trực tiếp vào những thành phần dễ bị ảnh hưởng.
Hai là, các thế lực thù địch tiếp sức, hậu thuẫn cho hoạt động sử dụng Internet phá hoại tư tưởng của số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước. Trong khi các hãng thông tấn tuyên truyền, quảng bá, kích động hoạt động chống phá của số đối tượng chống đối cũng như chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Điều này cũng gia tăng tính nguy hại khi dịch vụ mạng xã hội, blog cá nhân, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, đến từ các hãng công nghệ như Facebook, Youtube, Wordpress, Gmail, Yahoo mail, dịch vụ chat Skype, Paltalk… đang được các đối tượng phản động, chống đối sử dụng nhiều nhất cho hoạt động chống phá.
Sự cần thiết quản lý Internet
Chúng ta đang đứng trước các nguy cơ và thách thức mới đa dạng hơn, đa chiều hơn, nguy hiểm hơn. Nguy cơ có thể đến nhanh chóng từ việc mất kiểm soát về an toàn, an ninh thông tin mạng, các thông tin xấu, xâm hại đời sống văn hóa tinh thần, thách thức các giá trị truyền thống, các giá trị lịch sử, lai tạp các giá trị mới không phù hợp, nguy cơ suy thoái tư tưởng chính trị và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khó lường hơn; những thách thức “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ và lệ thuộc vào bên ngoài rõ nét hơn.
Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận như cung cấp thông tin, chia sẻ, trao đổi, liên kết mọi người, hợp tác giao lưu, Internet cũng đã và đang trở thành môi trường cho các mối đe dọa mới. Những mối đe dọa này rất đa dạng, từ các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng, chiếm đoạt thông tin, đến thông tin bịa đặt, lừa đảo, bôi nhọ, kích động bạo lực, xuyên tạc, chống phá....
Vì vậy, xây dựng một chiến lược quản lý Internet cả về mặt chính sách quản lý nhà nước và giải pháp công nghệ tiên tiến là rất cần thiết và cấp bách.
Tài liệu tham khảo 1. Phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại Hội nghị của Hội đồng An ninh Liên bang Nga năm 2013, khi ông tán thành việc thành lập lực lượng tác chiến mạng. 2. BBC, 30/05/2009, “Mỹ thành lập Cục An ninh mạng Internet”. 3. //www.consultant.ru/cons/cgi/online.cgi?req=doc&base=LAW&n=201078&fld=134&dst=1001322&rnd=214990.3492213126493249� 4. //www.gazeta.ru/tech/news/2016/11/29/n_9389951.shtml 5. //duma.gov.ru/news/29748/ 6. //news.zing.vn/telegram-la-gi-va-tai-sao-no-bi-cam-o-nga-va-iran-post839369.html |
Lê Xuân Đức
14:00 | 10/02/2020
08:00 | 02/07/2019
10:00 | 28/05/2019
14:00 | 14/05/2019
08:00 | 10/05/2019
15:00 | 04/05/2019
09:00 | 19/03/2019
14:00 | 11/09/2024
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
13:00 | 13/08/2024
Có rất nhiều khái niệm về Zero Trust nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó? Bài báo này sẽ đưa ra khái niệm dễ hiểu sự hình thành của thuật ngữ Zero Trust, các tác nhân, khu vực cần triển khai Zero Trust...
09:00 | 13/06/2024
Trong phạm vi của bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung xoay quanh các vấn đề về sự tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với hậu quả khi chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh mà nó mang tới. Cũng như chúng tôi đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách bảo vệ các nội dung do AI tạo ra tuân thủ pháp luật và bảo vệ người dùng.
10:00 | 08/08/2023
Bên cạnh việc phát triển không ngừng của các công nghệ, giải pháp an toàn thông tin được ứng dụng, triển khai trên hệ thống mạng của các tổ chức, doanh nghiệp, các hoạt động tấn công mạng vẫn không ngừng diễn ra và có sự gia tăng cả về số lượng, phạm vi, cách thức với tính chất ngày càng tinh vi. Cùng với việc sử dụng các kỹ thuật và công cụ để vượt qua các hàng rào bảo mật, tin tặc còn tìm cách để lẩn tránh điều tra số. Bài báo sẽ trình bày về một trong những kỹ thuật mà tin tặc thường sử dụng để chống lại các hoạt động điều tra số, đó chính là việc xóa bỏ các chỉ mục trên máy tính nạn nhân.
Triết lý an ninh mạng Zero Trust đặt ra nguyên tắc không có bất kỳ người dùng nào trong hoặc ngoài hệ thống mạng đủ tin tưởng mà không cần thông qua sự kiểm tra chặt chẽ về danh tính. Để triển khai Zero Trust hiệu quả, cần áp dụng các giải pháp công nghệ mạnh mẽ. Bài báo này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về Zero Trust.
10:00 | 25/10/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024