Hiện trạng mất an toàn giao dịch điện tử
Theo thống kê của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, Việt Nam có khoảng 45 triệu tài khoản cá nhân, tương đương với một nửa dân số. Về thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, đến ngày 31/3/2019, giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng 68,8% về số lượng và 13,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018, giao dịch tài chính được thực hiện trên điện thoại di động tăng 97,7% về số lượng và 232,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán trên các nền tảng di động đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với đó là sự gia tăng về số lượng những vụ việc liên quan đến an toàn thanh toán, gian lận tài khoản tín dụng, lừa đảo tài chính. Công nghệ 5G và các công nghệ 4.0 giúp tạo ra thế giới siêu kết nối nhưng cũng là nhân tố hình thành nên ngành công nghiệp “đánh cắp tiền” trị giá đến hàng tỷ USD.
Tại Việt Nam, trong những năm qua đã chứng kiến hàng loạt vụ mất cắp tài khoản tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của người dùng do gian lận nội bộ, mất cắp thông tin khách hàng, bị tin tặc tấn công vào hệ thống bảo mật của ngân hàng.… Đặc biệt, có những vụ việc mà đối tượng lừa đảo đã giả mạo ngân hàng thực hiện 18 giao dịch, lấy cắp gần nửa tỷ đồng từ tài khoản của khách hàng chỉ trong 2 phút.
Nhân viên ngân hàng lợi dụng những lỗ hổng trong hệ thống quản lý, cấu kết rút ruột tài khoản tiết kiệm với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng hoặc bán thông tin khách hàng cho các đối tượng lừa đảo. Nhiều người dùng phản ánh về việc bị mất tiền trong thẻ tín dụng vô cớ dù không phát sinh giao dịch do sự cố trong hệ thống bảo mật của ngân hàng. Trong thời gian qua cũng liên tiếp xảy ra những vụ tin tặc tấn công vào hệ thống ngân hàng, đánh cắp và công khai dữ liệu của hàng triệu khách hàng ngân hàng trên Internet. Đáng chú ý, tất cả các trường thông tin bị rò rỉ đều ở dạng bản rõ và không được mã hóa.
Những vụ việc trên không chỉ xảy ra ở những ngân hàng nhỏ mà cả trong các hệ thống ngân hàng lớn, đang sở hữu hàng ngàn khách hàng thường xuyên. Nguyên nhân chính trong lừa đảo tín dụng được xác định đến từ hệ thống bảo mật của ngân hàng. Các ngân hàng chưa thực sự sẵn sàng đầu tư đúng mức cho vấn đề bảo mật và nâng cấp phần mềm, hệ thống đảm bảo an toàn. Một số đơn vị vẫn sử dụng những phương thức tạo mã OTP đơn giản, thiếu yếu tố ngẫu nhiên và tính bảo mật khiến tin tặc dễ dàng bẻ khóa và tấn công vào hệ thống.
Giải pháp đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử
Theo đó, việc triển khai xây dựng hệ thống xác thực mạnh mẽ như xác thực điện tử, ký số bảo mật sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng, giúp nâng cao uy tín và thu hút khách hàng.
Ông Hoàng Nguyên Vân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ SAVIS, Chuyên gia về xác thực, ký số điện tử, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của xác thực, ký số và định danh điện tử: “Ngành Ngân hàng luôn là ngành dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động kinh doanh, cũng như tính phức tạp của hoạt động tài chính, thì vấn đề bảo mật và an toàn thông tin mang tính sống còn. Nhiều sự cố về an toàn thông tin gần đây đã gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính và uy tín của các ngân hàng. Để thiết lập niềm tin trong các giao dịch điện tử giữa các cá nhân và tổ chức, Liên minh Châu Âu đã đưa ra những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như khung pháp lý khắt khe về quy định bảo vệ dữ liệu chung, dịch vụ thanh toán điện tử, định danh điện tử, ký số bảo mật, dịch vụ tin cậy như eIDAS, GDPR, PSD2, 3D Secure. Định danh số, ký giao dịch, xác thực sử dụng chữ ký số đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật là yêu cầu tiên quyết nhằm đảm bảo an toàn thanh toán, giá trị pháp lý của giao dịch điện tử ngành Ngân hàng”.
Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu về công nghệ và pháp lý cho ký số, xác thực điện tử, thì dịch vụ ký số từ xa, ký số trên nền tảng di động sẽ là tương lai ngành Ngân hàng. “Khi xây dựng Ngân hàng số cũng như công dân điện tử, dịch vụ công điện tử xuyên biên giới (cross-border), Liên minh châu Âu đều bắt buộc triển khai định danh số, ký số, xác thực mạnh 2 yếu tố và các dịch vụ tin cậy trên nền tảng di động tuân thủ quy định eIDAS/PSD2. Việc này giúp nâng cao tính bảo mật nhờ cải thiện sự bất tiện của các thiết bị lưu khóa thông thường trong ký số như thẻ thông minh (smart card), SIM hay USB token, cũng như rủi ro của hệ thống smart OTP với mức độ bảo mật chưa cao hiện nay.” – Ông Hoàng Nguyên Vân chia sẻ.
Về hành lang pháp lý tại Việt Nam hiện nay, Quyết định số 630/QĐ-NHNN ngày 31/03/2017 của Ngân hàng Nhà nước ban hành về áp dụng các giải pháp an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, nếu so sánh với chỉ thị về dịch vụ thanh toán điện tử PSD2 tuân thủ theo quy định về định danh điện tử và các dịch vụ tin cậy cho giao dịch điện tử - eIDAS của Liên minh Châu Âu, thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về mặt pháp lý, kỹ thuật và tính an toàn, bảo mật. Cùng với đó, theo Quyết định này, việc triển khai ngân hàng số không giấy tờ sẽ không thể triệt để bởi vẫn yêu cầu phải in sao kê các chứng từ giao dịch cuối ngày, chưa áp dụng việc xác nhận ký các giao dịch của người dùng trên kênh thứ hai sử dụng thuê bao di động.
Hệ thống thanh toán, giao dịch điện tử là tài sản của người dùng và hệ thống ngân hàng, cần được bảo vệ khỏi tất cả các nguy cơ bị tấn công mạng. Các giải pháp liên quan đến xác thực, định danh điện tử, ký số bảo mật hứa hẹn sẽ là công cụ cấp quyền giao dịch và bảo mật thông tin hữu hiệu nhất. Nó thiết lập một dữ liệu giao dịch duy nhất và không thể giả mạo bất kỳ yếu tố nào. Vì vậy, để tăng cường tính bảo mật, an toàn trong giao dịch, thanh toán điện tử, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về giao dịch điện tử nói chung và giải pháp định danh, xác thực điện tử nói riêng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý. Hệ thống ngân hàng cũng cần dành sự quan tâm và đầu tư đúng mực hơn nữa cho các giải pháp bảo mật trong thanh toán điện tử.
Thu Trang
14:00 | 29/11/2019
08:00 | 25/11/2019
10:00 | 13/07/2020
15:00 | 18/11/2019
09:00 | 13/06/2024
Trong phạm vi của bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung xoay quanh các vấn đề về sự tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với hậu quả khi chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh mà nó mang tới. Cũng như chúng tôi đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách bảo vệ các nội dung do AI tạo ra tuân thủ pháp luật và bảo vệ người dùng.
14:00 | 23/05/2024
Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
10:00 | 22/03/2024
Với sự tương tác kinh tế, xã hội và văn hóa ngày càng diễn ra phổ biến trên Internet, nhu cầu ngày càng tăng trong vài thập kỷ qua nhằm bắt chước sự ngẫu nhiên của thế giới tự nhiên và tạo ra các hệ thống kỹ thuật số để tạo ra các kết quả không thể đoán trước. Các trường hợp sử dụng cho tính không thể đoán trước này bao gồm đưa vào sự khan hiếm nhân tạo, xây dựng các cơ chế bảo mật mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện cho các quy trình ra quyết định trung lập đáng tin cậy. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích tính ngẫu nhiên, tìm hiểu về các loại ngẫu nhiên và vai trò quan trọng của sự ngẫu nhiên đối với Blockchain và hệ sinh thái Web3.
09:00 | 27/12/2023
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các ứng dụng giải trí, nhắn tin, gọi điện đang dần trở nên phổ biến. Những dịch vụ truyền thông được cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet (Over The Top - OTT) trở thành một trong những mục tiêu bị tin tặc tấn công nhiều nhất. Bài báo đưa ra thực trạng sử dụng dịch vụ ứng dụng OTT tại Việt Nam và những thách thức trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên các thiết bị di động và dữ liệu cá nhân trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho dữ liệu cá nhân người dùng ứng dụng OTT trên nền tảng Internet trong thời gian tới.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024