GDPR là quy định về bảo vệ dữ liệu chung do Ủy ban châu Âu đề xuất, nhằm tăng cường và thống nhất bảo vệ dữ liệu cho các cá nhân, tổ chức trong Liên minh châu Âu (EU) và giải quyết các vấn đề về việc chuyển dữ liệu cá nhân ra bên ngoài khối EU.
Thỏa thuận GDPR được thực hiện từ tháng 12/2015 và đã được thông qua sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội EU, thời hạn tuân thủ GDPR được ấn định vào tháng 5/2018.
Mục tiêu chính của GDPR là cung cấp cho người dân quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân. Khi GDPR có hiệu lực sẽ làm hài hòa các quy định bảo vệ dữ liệu trước đây và các quy định bảo vệ dữ liệu khác trên khắp EU.
Quy định này chỉ dẫn các công ty phải tuân thủ các thủ tục, quy trình thông báo, báo cáo và cơ chế truyền thông, cũng như nâng cấp an ninh mạng với các công nghệ mới nhất, cung cấp nhận thức về rủi ro và cho phép ngăn ngừa, điều chỉnh và giảm nhẹ thiệt hại trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, GDPR đảm bảo về bảo mật thông tin cho người dân, công ty của EU được an toàn hơn, nhưng nó cũng đặt ra thách thức không nhỏ với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các quốc gia trên thế giới có liên kết kinh doanh với các quốc gia trong khối EU này. Đó là việc phải đảm bảo các yêu cầu an toàn thông tin tối thiểu khi dữ liệu được truyền đi và phải có đội ngũ nhân sự được huấn luyện, đào tạo để nắm bắt được các điều khoản của GDPR.
GDPR chỉ áp dụng cho khối EU, nhưng có thể đó sẽ là một bộ quy chuẩn mà nhiều quốc gia hay tổ chức quốc tế áp dụng và triển khai sau này.
Nhằm giải quyết các yêu cầu an toàn thông tin cấp thiết hiện nay, hãng bảo mật WatchGuard đã hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị cho việc tuân thủ GDPR và thực hiện các giải pháp bảo mật mạng.
Bảo mật toàn diện với Total Security Suite
Các giải pháp an ninh tổng thể của WatchGuard cung cấp các công cụ bảo mật cấp độ doanh nghiệp và công cụ để hỗ trợ việc tuân thủ các quy định GDPR phù hợp về ngân sách đầu tư, quy mô hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Dịch vụ bảo mật Threat Detection & Response (TDR)
TDR tích hợp với gói TotalGuard Suite của WatchGuard và cung cấp "nhận thức tình huống" với tính năng ThreatSync đặc thù. ThreatSync thu thập thông tin bảo mật từ mạng và thiết bị đầu cuối để cảnh báo cho doanh nghiệp nhận thức được sự cố an ninh trong hệ thống. Mặt khác, doanh nghiệp có thể tạo các chính sách nhằm tự khắc phục sự cố "có nguy cơ cao" một cách tự động và vì TDR là dịch vụ dựa trên đám mây, người dùng có thể chọn để dữ liệu được lưu trữ ở EU để tuân thủ quy định về dữ liệu trong GDPR.
Network visibility
WatchGuard Dimension™ là giải pháp báo cáo an ninh mạng tích hợp với hệ thống tường lửa hàng đầu của WatchGuard; cung cấp khả năng hiển thị dữ liệu lớn và các công cụ báo cáo nhận dạng, lọc các mối đe dọa an ninh mạng quan trọng, các vấn đề và xu hướng; đẩy nhanh khả năng thiết lập các chính sách bảo mật trên mạng. Hơn nữa, Dimension bao gồm tính năng ẩn danh người dùng để thay thế tất cả thông tin nhận dạng cá nhân (PII) bằng văn bản đã được mã hóa trong các báo cáo, trang tổng quan và các trang tóm tắt của Dimension.
Encryption & VPN
Dữ liệu cá nhân được mã hóa trong bộ nhớ và trong quá trình truyền tải là một chiến lược chính cho sự thành công, vì nó làm giảm đáng kể các yêu cầu thông báo nếu chẳng may xảy ra vấn đề vi phạm an toàn dữ liệu. Giải pháp UTM Firebox của WatchGuard hỗ trợ tính năng tạo VPN bằng cách Drag & Drop. Ngoài việc thiết lập nhanh chóng và dễ dàng, giải pháp VPN của WatchGuard được xây dựng dựa trên sự ổn định, an toàn. Điều này rất quan trọng khi doanh nghiệp luôn đặt tính sẵn sàng của dữ liệu là ưu tiên hàng đầu.
Ngăn ngừa mất dữ liệu
Dịch vụ Data Loss Prevention của WatchGuard giúp ngăn ngừa các sự cố rò rỉ dữ liệu bằng cách phát hiện và ngăn chặn các tệp thông tin của cá nhân khi rời khỏi hệ thống mạng. Nó tìm kiếm các thông tin cá nhân như số an ninh quốc gia, chi tiết tài khoản ngân hàng và hồ sơ bệnh nhân dựa trên các quy tắc người dùng cho phép.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ:
Công ty ITMAP ASIA - 555 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh
Website: - Điện thoại: 028 54040717 - 5404 0799
Nguyễn Liên
16:00 | 08/11/2018
16:00 | 11/12/2018
14:00 | 21/08/2019
14:00 | 24/10/2019
10:00 | 24/10/2019
16:00 | 11/12/2018
16:00 | 29/12/2020
15:00 | 27/12/2019
07:00 | 17/10/2024
Vào tháng 3/2024, các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công mạng tinh vi nhắm vào những cá nhân ở Nga bằng phần mềm gián điệp Android có tên gọi là LianSpy, phần mềm này có khả năng ghi lại các bản ghi màn hình, trích xuất tệp của người dùng, thu thập nhật ký cuộc gọi và danh sách ứng dụng. Các tin tặc đã sử dụng nhiều chiến thuật trốn tránh, chẳng hạn như tận dụng dịch vụ đám mây của Nga là Yandex Disk, để liên lạc với máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2). Một số tính năng này cho thấy LianSpy rất có thể được triển khai thông qua lỗ hổng bảo mật chưa được vá hoặc truy cập vật lý trực tiếp vào điện thoại mục tiêu. Bài viết này sẽ cùng khám phá và phân tích phần mềm gián điệp LianSpy dựa trên báo cáo của Kaspersky.
10:00 | 05/02/2024
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thiết bị bảo mật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các thông tin và dữ liệu nhạy cảm. Tuy nhiên, sự tiến bộ của công nghệ cũng đặt ra các thách thức về an toàn thông tin, trong đó tấn công can thiệp vật lý trái phép thiết bị bảo mật là một trong những mối đe dọa tiềm tàng và gây rủi ro cao. Bài báo này sẽ giới thiệu về các phương pháp tấn công vật lý và một số giải pháp phòng chống tấn công phần cứng cho thiết bị bảo mật.
15:00 | 24/10/2023
Google cho biết đang thử nghiệm tính năng “IP Protection” mới cho trình duyệt Chrome để nâng cao quyền riêng tư của người dùng bằng cách che giấu địa chỉ IP của họ bằng máy chủ proxy.
13:00 | 09/10/2023
Field-programmable gate array (FPGA) là công nghệ vi mạch tích hợp khả trình có tính ưu việt và mức độ ứng dụng phổ biến nhất trong vòng vài chục năm trở lại đây. Ngoài khả năng tái cấu trúc vi mạch toàn cục, một số FPGA hiện đại còn hỗ trợ tái cấu trúc từng bộ phận riêng lẻ (partial configuration) trong khi vẫn đảm bảo hoạt động bình thường cho các bộ phận khác. Đây là chức năng cho phép ứng dụng có thể tái cấu trúc một phần thiết kế theo yêu cầu mà không cần phải ngừng hệ thống để lập trình lại toàn bộ. Bài viết sẽ giới thiệu một hệ thống tái cấu trúc từng phần được xây dựng trên board phát triển Z-turn Xynq-7020 của Xilinx, từ đó đề xuất một phương pháp tái cấu trúc từng phần trong bài toán an toàn thiết kế phần cứng trên nền công nghệ FPGA.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trong cuộc đua 5G tại Việt Nam, Viettel đã vươn lên dẫn đầu khi trở thành nhà mạng đầu tiên chính thức tuyên bố khai trương mạng 5G. Trong khi đó, các nhà mạng khác cũng đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, hứa hẹn một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh trong thời gian tới.
09:00 | 29/10/2024