Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về MMDS và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MMDS là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của sản phẩm, dịch vụ MMDS, đồng thời cũng là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý nhằm hướng tới các tiêu chí đảm bảo chất lượng sản phẩm mật mã, đảm bảo an toàn thông tin góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo đó, quy chuẩn này quy định mức giới hạn các đặc tính kỹ thuật mật mã của các sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ Ipsec và TLS phục vụ bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Quy chuẩn này áp dụng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sử dụng sản phẩm để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Đối với các sản phẩm mật mã sử dụng công nghệ Ipsec VPN được phép sử dụng giao thức trao đổi khóa IKEv1 và IKEv2, giao thức đóng gói ESP. Đối với các dụng công nghệ TLS VPN được phép sử dụng giao thức TLS 1.2 và TLS 1.3.
Với các sản phẩm mật mã dân sự sử dụng công nghệ Ipsec VPN, TLS VPN yêu cầu đáp ứng các quy định sau:
Thuật toán mã đối xứng
Thuật toán mã phi đối xứng
Thuật toán băm
Thuật toán xác thực thông điệp
Bộ tạo số ngẫu nhiên
Đối với quy định về an toàn thời gian sử dụng
Thuật toán mật mã đối xứng
Thuật toán mật mã phi đối xứng
Thuật toán băm
Thuật toán xác thực thông điệp
Về quy định về an toàn sử dụng trong giao thức Ipsec:
- Không được phép sử dụng chế độ Aggressive trong giao thức IKEv1, giao thức IKEv1 được phép sử dụng đến năm 2025.
- Không được phép sử dụng giao thức AH.
- Không được phép sử dụng giao thức ESP chỉ có cơ chế xác thực dữ liệu.
- Sử dụng giải pháp bảo vệ khóa được lưu trữ dạng tệp trên thiết bị (nếu có).
Đối với quy định về an toàn sử dụng trong giao thức TLS:
- Không được phép trao đổi khóa dựa trên thuật toán Diffie-Hellman sử dụng khóa cố định (Static Diffie-Hellman).
- Không được phép cài đặt các mở rộng cho phép sử dụng những phiên bản trước TLS 1.2 trên máy chủ TLS.
- Sử dụng định dạng chứng thư số X.509 v3 cho TLS (nếu có).
- Sử dụng giải pháp bảo vệ khóa được lưu trữ dạng tệp trên thiết bị (nếu có).
- Không được phép sử dụng phần mở rộng Heartbeat.
- Yêu cầu bổ sung đối với phiên bản TLS 1.3:
+ Không được phép sử dụng chế độ CBC trong mã hóa đối xứng
+ Không được phép sử dụng chế độ MAC-then-Encrypt (Non-AHEAD Ciphers).
+ Không được phép trao đổi khóa sử dụng thuật toán RSA.
+ Không được phép sử dụng lược đồ ký số/ xác thực RSASSA-PKCS1-v1_5.
Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPSec và TLS để phục vụ quản lý nhà nước về MMDS góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Qua đó, góp phần vào mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong kỷ nguyên số.
Thu Trang
09:00 | 05/02/2024
13:00 | 24/03/2022
09:00 | 08/12/2023
08:00 | 28/04/2022
13:00 | 18/07/2022
17:00 | 29/10/2021
10:00 | 25/05/2021
08:00 | 11/05/2024
10:00 | 03/04/2024
Với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự để thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
09:00 | 13/10/2023
Đánh giá năng lực được sử dụng khá nhiều trong các hoạt động của Quản lý nguồn nhân lực. Là thông tin giá trị để phục vụ cho nhiều nghiệp vụ khác nhau. Đánh giá năng lực đối với đánh giá viên thường được lựa chọn dựa theo phương pháp, cách thức, quy trình. Điều này được thực hiện bởi các chuyên gia hay cá nhân có thẩm quyền đánh giá. Từ đó, tổ chứng đánh giá sự phù hợp có thể thu thập thông tin về thực trạng năng lực về kiến thức, kĩ năng, xác định tiềm năng phát triển của cá nhân người được đánh giá. Dựa trên kết quả năng lực của cá nhân đó có thể phân loại nhân viên theo mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực. Từ đó có thể đề ra các phương án phù hợp để phân công giao việc, đào tạo một cách hợp lý. Việc thống kê, phân loại trong quản lý nhân lực vô cùng quan trọng. Mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ có cách thức, biện pháp quản lý, nâng cao hay khai thác khác nhau. Do đó, các yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu hiệu quả của các cá nhân trong dự thảo tiêu chuẩn này nhằm đáp ứn
09:00 | 05/01/2023
Hệ mật McEliece là một hệ mật khóa công khai đầu tiên dựa trên lý thuyết mã hóa đại số với độ an toàn phụ thuộc vào độ khó của bài toán giải mã theo syndrome (thuộc mã khối tuyến tỉnh). Hệ mật McEliece là một trong 4 hệ mật lọt vào vòng 4 cuộc thi mật mã hậu lượng tử của NIST. Bài báo sẽ trình bày về hệ mật McEliece và một số tấn công lên hệ mật này.
23:00 | 02/09/2022
Trong các ứng dụng mật mã, việc đánh giá chất lượng của bộ sinh số ngẫu nhiên và giả ngẫu nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, và việc đánh giá tính ngẫu nhiên theo thống kê là một yêu cầu cơ bản nhất trong quá trình đánh giá đó. NIST SP 800-22 đã được đưa ra và trở thành một công cụ hữu ích, phổ biến nhất cho việc đánh giá tính ngẫu nhiên theo thống kê đối với các bộ sinh trên. Tuy nhiên, cho đến nay dù được sử dụng khá rộng rãi nhưng vẫn còn những điểm bất cập trong bộ kiểm tra này, khi một số kiểm tra thống kê còn chưa chính xác. Trong nội dung của bài báo, chúng tôi sẽ đưa ra một góc nhìn chung về bộ kiểm tra tính ngẫu nhiên theo thống kê NIST SP 800-22 cho các bộ tạo số ngẫu nhiên và giả ngẫu nhiên, đồng thời trình bày các vấn đề còn tồn tại và đưa ra một vài lưu ý đối với việc sử dụng công cụ này.