Cụ thể, trong quý II/2022 Cục Quản lý và Kiểm định sản phẩm mật mã đã thẩm định và trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ký 69 Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS (gồm cấp mới, cấp bổ sung) và 144 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS. Con số này tăng khoảng 56% so với quý I/2022. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ MMDS tiếp tục đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, đặc biệt đáp ứng hơn nữa yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử và Chính phủ số.
Nhận định về vấn đề này, Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã cho biết: "Đối với công tác quản lý mật mã dân sự, được xác định là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của Ban Cơ yếu Chính phủ và ngành Cơ yếu, mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về mật mã dân sự được đặt lên hàng đầu, trong đó đã tiến hành các giải pháp đồng bộ và hiệu quả như tiếp tục triển khai thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/NĐ-CP và các văn bản triển khai của Ban Cơ yếu Chính phủ".
Để đáp ứng yêu cầu ứng dụng bảo mật, trong các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, các sản phẩm MMDS phải được kiểm định, kiểm tra an ninh một cách khoa học, khách quan, nghiêm ngặt, đúng quy trình, chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo các sản phẩm tuyệt đối an toàn, hiệu quả khi được đưa ra triển khai sử dụng trong thực tế.
Từ năm 2020, để đáp ứng nhu cầu cấp phép và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, kết nối với giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, từ năm 2020, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã đưa vào khai thác và sử dụng để thực hiện các thủ tục cấp phép, cấp chứng nhận sản phẩm MMDS.
Mai Hương
09:00 | 19/05/2022
08:00 | 28/04/2022
10:00 | 29/07/2022
15:00 | 15/04/2022
16:00 | 25/06/2024
Với mục tiêu góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự với tên gọi MKV. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính mời quý bạn đọc đón xem Tọa đàm với chủ đề: “MKV - Thuật toán mã khối dân sự phục vụ chiến lược “Make in Vietnam”" sẽ được Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào sáng ngày 28/6.
08:00 | 10/02/2024
Một trong những mục tiêu của Chiến lược “Make in VietNam” do Thủ tướng Chính phủ ban hành là phát triển kinh tế số chiếm 20%GDP, với việc xác định các bước tiến đột phá mang tính hệ thống, nhấn mạnh vào chuyển đổi chủ quyền công nghệ, có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, tạo ra các sản phẩm công nghệ “Make in VietNam”. Trong xu thế đó, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước giao, với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự để thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
09:00 | 19/07/2023
Ngày 09/6, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
14:00 | 25/07/2022
Trước nhu cầu về bảo mật an toàn thông tin trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng gia tăng, hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự (MMDS) và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS tăng lên nhanh chóng với quy mô rộng trên phạm vi cả nước.