Hội thảo do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tới dự Hội thảo có ông Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Lê Trường Lưu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ; cùng đại diện một số bộ, ban, ngành, lãnh đạo một số Tỉnh, thành phố và đại diện một số tập đoàn, doanh nghiệp…
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử là sự kiện thường niên, diễn đàn uy tín hàng đầu, nơi các nhà lãnh đạo cấp cao đến các cơ quan ban ngành Chính phủ và chuyên gia công nghệ gặp gỡ và thảo luận về chính sách đầu tư, giải pháp phát triển CNTT toàn diện thúc đẩy xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử giúp Chính phủ nâng cao năng lực vận hành và quản lý quốc gia.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định, Chính phủ điện tử được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, hứa hẹn tạo ra nhiều động lực, đổi mới cho ngành thông tin và truyền thông.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Mai Tiến Dũng nhận định, Hội thảo diễn ra trong thời điểm Chính phủ đang quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động, Chính phủ liêm chính và Chính phủ phục vụ hướng tới người dân và doanh nghiệp. Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số đang diễn ra trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ điện tử tạo sự minh bạch, sự giám sát và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.
Như vậy, ứng dụng CNTT hướng tới phát triển hoàn thiện nền tảng của Chính phủ điện tử, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Chúng ta phát triển Chính phủ điện tử dựa trên những dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số.
Ông cũng nhấn mạnh Chính phủ điện tử cần đảm bảo tuyệt đối an toàn hệ thống, an toàn dữ liệu và thông tin của cá nhân.
Theo báo cáo mới nhất từ Văn phòng chính phủ, hạ tầng Chính phủ điện tử tại Việt Nam trong năm 2019 đã có nhiều bước tiến quan trọng: Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 và nghị quyết ban hành mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất sẽ sớm được ban hành; triển khai kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước đến các đơn vị (100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố; 93,4% quận, huyện và thị xã); nâng cấp băng thông và sẵn sàng cung cấp dịch vụ IPv6 song song với việc tăng cường an ninh bảo mật cho toàn hệ thống.
Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang đẩy mạnh thiết lập Cổng Dịch vụ công quốc gia với 4 nội dung chính: nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tích hợp dịch vụ công trực tuyến bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp; cung cấp nền tảng đăng nhập, thanh toán trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến và nâng cấp hệ thống phản ánh, kiến nghị.
Nguyệt Thu
10:00 | 26/07/2019
13:00 | 11/12/2019
16:00 | 05/11/2019
10:00 | 24/07/2019
09:51 | 13/10/2016
09:10 | 22/06/2016
08:00 | 27/11/2019
10:00 | 08/10/2024
Công ty cung cấp giải pháp an ninh mạng OPSWAT (Mỹ) mới đây đã công bố Báo cáo về các mối đe dọa bảo mật email đối với các tổ chức cơ sở hạ tầng quan trọng.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
16:00 | 19/09/2024
Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) 2024, được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), cơ quan chuyên ngành của Liên hợp quốc công bố ngày 12/9/2024. Trong báo cáo, Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 1 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU năm 2024.
08:00 | 05/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 05 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024