Theo dữ liệu phân tích của các chuyên gia, khoảng cách giữa mạng 5G và băng thông rộng cố định tại Mỹ đang dần thu hẹp, ít nhất ở khía cạnh tốc độ tải xuống của người dùng.
Cụ thể, ứng dụng kiểm tra tốc độ mạng Speedtest của hãng phân tích mạng Ookla đo được tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G T-Mobile trong quý III là 221,57 Mbit/giây, gần bằng mạng băng thông rộng cố định của Cox trong cùng kỳ, 260,09 Mbit/giây.
Ookla cho biết, T-Mobille cung cấp nhanh nhất tại Mỹ, còn Cox cũng là dịch vụ băng thông rộng cố định nhanh nhất trong nước.
Ookla chủ yếu thu thập dữ liệu qua người dùng ứng dụng Speedtest. Do đó, kết quả của công ty đại diện cho trải nghiệm thực tế và không phải tốc độ lý thuyết của mạng 5G T-Mobile hay mạng cố định của Cox.
Theo Lightreading, T-Mobile thường cung cấp tốc độ nhanh nhất có thể, còn dịch vụ của Cox chia làm nhiều gói. Chẳng hạn, gói 100 Mbit/giây có giá khoảng 50 USD/tháng, gói 250 Mbit/giây giá 70 USD/tháng, còn gói 1 Gbit/giây giá 110 USD/tháng.
Nhìn chung, Ookla nhận xét tốc độ mạng di động nói chung và 5G nói riêng đều có xu hướng tăng. T-Mobile đứng đầu đứng đầu về tốc độ 5G, tiếp đến là Verizon (153,79 Mbit/giây), AT&T (101,55 Mbit/giây). Verizon và AT&T cho thấy mức tăng rõ rệt trong tốc độ tải xuống 5G so với quý trước.
Cả ba nhà mạng đều đang chạy đua bổ sung băng tần trung để tăng tốc độ mạng 5G. Số lượng băng thông triển khai trong mạng không dây liên quan trực tiếp đến tốc độ và công suất của mạng đó.
Ngoài ra, báo cáo của Ookla cũng ghi nhận một vài số liệu đáng chú ý khác. T-Mobile vẫn đứng đầu về tốc độ tải lên trung bình tại Mỹ với tốc độ 11,31 Mbit/giây, Verizon và AT&T lần lượt đứng thứ hai và thứ ba.
Ookla chỉ là một trong những công ty theo dõi trải nghiệm . Báo cáo của các doanh nghiệp cũng không thống nhất. Chẳng hạn, Verizon thường sử dụng phát hiện từ RootMetrics, thể hiện họ mới là nhà mạng có trải nghiệm, khả năng truy cập và độ tin cậy tốt nhất. Năm 2022, GWS cho rằng Verizon và AT&T cùng là mạng di động tốt nhất.
Ngọc Hân
09:00 | 13/10/2023
13:00 | 09/10/2023
13:00 | 30/05/2023
10:00 | 26/09/2024
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sắp xếp ngân sách để đầu tư vào công nghệ, cũng như không có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo về Blockchain và AI để vận hành hiệu quả”, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh.
14:00 | 24/09/2024
Một tác nhân đe dọa chưa được ghi nhận trước đây đã nhắm mục tiêu vào các nhà sản xuất máy bay không người lái ở Đài Loan trong chiến dịch tấn công mạng bắt đầu vào năm 2024.
09:00 | 17/09/2024
Cục An toàn thông tin khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mạng.
20:00 | 31/08/2024
Ngày 23/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam 2024 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng số, dữ liệu số và kinh tế số trước tội phạm mạng”.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024