Năm nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Singapore, đại học Monash (Australia), Đại học Bách khoa Bucharest (Romania) đã nghiên cứu và tìm kiếm những phương pháp nâng cao hiệu quả của kiểm thử mờ hộp xám và họ cho biết đã đạt được những kết quả rất ấn tượng.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra công cụ mới với tên gọi AFLsmart với khả năng kiểm thử mờ thông minh, được xây dựng dựa trên công cụ American Fuzzy Lop (AFL) của chuyên gia an ninh Michał Zalewski,
Theo các nhà nghiên cứu, AFLsmart đạt hiệu quả cao trong việc phân tích các thư viện xử lý những tệp có cấu trúc phức tạp như âm thanh, video, hình ảnh, tài liệu và cơ sở dữ liệu. Trong quá trình kiểm thử, công cụ này được cung cấp một tệp cơ sở và nó tự động thay đổi, xoá, sao chép và bổ sung các bit một cách ngẫu nhiên để tạo ra những tệp mới, sử dụng cho quá trình kiểm thử, từ đó tìm ra những lỗ hổng tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp cấu trúc tệp phức tạp, việc thay đổi các bit có thể tạo ra những tệp không hợp lệ. Các nhà nghiên cứu đã khắc phục vấn đề này bằng cách định nghĩa một “toán tử biến đổi sáng tạo - innovative mutation operators” có khả năng làm việc với cấu trúc tệp ảo chứ không chỉ ở mức bit, đảm bảo những tệp sinh ra có cấu trúc hợp lệ.
Họ cho biết hệ thống mới này cho phép công cụ kiểm thử mờ hộp xám thông minh tạo ra những tệp có khả năng vượt qua giai đoạn phân tích cấu trúc của ứng dụng, nhờ đó phát hiện ra những lỗ hổng sâu hơn trong logic xử lý.
Trong quá trình thử nghiệm, họ đã kiểm thử 11 thư viện nguồn mở phổ biến xử lý các tệp nhị phân thực thi được (ELF), hình ảnh, âm thanh và video. Danh sách bao gồm Binutils, LibPNG, ImageMagick, LibJPEG-turbo, LibJasper, FFmpeg, LibAV, WavPack, và OpenJPEG. Các thư viện đó được kiểm thử với AFLsmart và các công cụ kiểm thử mờ khác như AFL, AFLfast và Peach để so sánh. AFLsmart phát hiện 33 lỗ hổng, trong đó có 8 lỗ hổng được gán mã CVE, gấp đôi so với AFL và AFLfast trong khi Peach không tìm được lỗ hổng nào.
Công cụ mới phát hiện tổng cộng 42 lỗ hổng trong những lần kiểm thử và 17 trong số đó đã được gán mã CVE. Trong số 33 lỗ hổng được đề cập tới ở trên, 8 lỗ hổng đã được gán mã CVE. Các lỗ hổng an ninh đó bao gồm: thất bại trong kiểm định (assertion failure), tràn bộ đệm heap và stack, truy xuất (tham chiếu ngược) con trỏ null, chia cho 0.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ dự kiến sẽ chuyển AFLsmart thành nguồn mở trong thời gian tới.
Nguyễn Anh Tuấn
Theo Security Week
15:00 | 18/07/2016
10:00 | 09/04/2019
16:46 | 10/01/2017
09:00 | 13/06/2024
Trong phạm vi của bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những nội dung xoay quanh các vấn đề về sự tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với hậu quả khi chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh mà nó mang tới. Cũng như chúng tôi đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách bảo vệ các nội dung do AI tạo ra tuân thủ pháp luật và bảo vệ người dùng.
14:00 | 23/05/2024
Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
09:00 | 28/04/2024
Thời gian gần đây, lĩnh vực an toàn thông tin ghi nhận hình thức bảo mật Bug Bounty đang ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu khủng về giải thưởng, lỗ hổng được phát hiện, vẫn có những ý kiến trái chiều về hiệu quả thực sự mà Bug Bounty đem lại cho các tổ chức, doanh nghiệp.
08:00 | 12/03/2024
Lộ thông tin thẻ tín dụng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nguy cơ mất tiền là rất cao. Bài báo giới thiệu một số cách thức giúp người dùng giảm nguy cơ khi phát hiện thông tin thẻ tín dụng bị lộ.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024