Hãng Apple từng công bố rằng, Touch ID là hệ thống bảo mật tối ưu với tỉ lệ khả năng bị vượt qua chỉ bằng 1/50.000; trong khi đó Face ID là 1/1.000.000. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ, minh chứng cho sự hiệu quả của hai giải pháp trong việc bảo mật dữ liệu và thiết bị. Hiện tại, ứng dụng quản lý email Outlook đã có thể kích hoạt tính năng bảo mật qua Touch ID và Face ID cho email, giúp người dùng bảo vệ an toàn các dữ liệu, thông tin quan trọng trong email.
Để kích hoạt tính năng Face ID hoặc Touch ID trên ứng dụng Outlook, người dùng thực hiện theo những bước sau đây:
Mở ứng dụng Outlook trong iPhone, nhấp vào menu với biểu tượng hình 3 đường ngang ở góc trên bên trái màn hình, chọn biểu tượng Settings ở góc dưới bên trái.
Ứng dụng sẽ hiển thị giao diện Settings, kéo xuống tùy chọn Require Face ID hoặc Require Touch ID dưới mục Preferences. Bấm vào thanh trượt bên phải để kích hoạt tính năng bảo mật Face ID hoặc Touch ID mỗi khi đọc email.
Nếu không thấy hộp thoại yêu cầu quyền cho phép của người dùng sử dụng Face ID hiện ra, người dùng có thể vào Settings của thiết bị, nhấp chọn Face ID & Passcode, nhập mật khẩu và chọn Other Apps dưới tùy chọn Use Face ID For. Tại đây, tìm ứng dụng Outlook và đảm bảo rằng tính năng này được kích hoạt cho ứng dụng này.
Với lần đầu truy cập ứng dụng Outlook sau khi kích hoạt tính năng Face ID, ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng quyền sử dụng Face ID, nhấp chọn OK để đồng ý. Từ lúc này, mỗi khi truy cập ứng dụng Outlook, ứng dụng sẽ quét khuôn mặt của người dùng rồi khởi động trình quản lý email. Nếu nhấp vào Don’t Allow và muốn sử dụng tính năng này sau đó, người dùng sẽ cần phải vào ứng dụng Settings một lần nữa để bật lại tính năng này cho ứng dụng Outlook.
Ứng dụng Outlook không giống như các ứng dụng email khác, thay vì yêu cầu người dùng thiết lập mã PIN để kích hoạt Face ID hoặc Touch ID, thì mât khẩu iPhone có thể nhập được thay thế nếu ứng dụng không nhận dạng được khuôn mặt hay dấu vân tay. Do đó, người dùng cần đảm bảo bí mật cho mật khẩu iPhone của mình.
An Dương
08:00 | 20/12/2018
14:00 | 17/11/2017
10:00 | 27/05/2022
13:00 | 19/12/2018
07:00 | 17/10/2024
Vào tháng 3/2024, các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công mạng tinh vi nhắm vào những cá nhân ở Nga bằng phần mềm gián điệp Android có tên gọi là LianSpy, phần mềm này có khả năng ghi lại các bản ghi màn hình, trích xuất tệp của người dùng, thu thập nhật ký cuộc gọi và danh sách ứng dụng. Các tin tặc đã sử dụng nhiều chiến thuật trốn tránh, chẳng hạn như tận dụng dịch vụ đám mây của Nga là Yandex Disk, để liên lạc với máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2). Một số tính năng này cho thấy LianSpy rất có thể được triển khai thông qua lỗ hổng bảo mật chưa được vá hoặc truy cập vật lý trực tiếp vào điện thoại mục tiêu. Bài viết này sẽ cùng khám phá và phân tích phần mềm gián điệp LianSpy dựa trên báo cáo của Kaspersky.
09:00 | 17/09/2024
Hệ thống TETRA được sử dụng rộng rãi cho các hệ thống thông tin chuyên dùng như cảnh sát, cứu hỏa, dịch vụ khẩn cấp, dịch vụ an ninh thậm chí là quân đội [1]. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ di động mạng tổ ong công cộng (GSM, 3G, 4G, 5G), nhiều ý kiến cho rằng nhiều người dùng TETRA có thể sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống công cộng. Bài báo này phân tích những yêu cầu chặt chẽ của TETRA và những ưu điểm nó với hệ thống truyền thông công cộng, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về xây dựng hệ thống liên lạc chuyên dùng với TETRA.
14:00 | 11/09/2024
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
16:00 | 05/09/2024
Từ một lĩnh vực khoa học còn non trẻ với kỹ thuật thô sơ, ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một ngành khoa học công nghệ hiện đại, đạt trình độ ngang tầm với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia ngày nay hiện đại, phát triển rộng khắp, đáp ứng các yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin cho hệ thống chính trị và cả lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trong cuộc đua 5G tại Việt Nam, Viettel đã vươn lên dẫn đầu khi trở thành nhà mạng đầu tiên chính thức tuyên bố khai trương mạng 5G. Trong khi đó, các nhà mạng khác cũng đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, hứa hẹn một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh trong thời gian tới.
09:00 | 29/10/2024